Vậy ngành Logistics là gì? Bạn sẽ có cơ hội phát triển ra sao trong tương lai? Hãy cùng nhau khám những điều thú vị qua bài viết dưới đây nhé!
Hiểu một cách đơn giản nhất thì Logistics được xem là một dịch vụ giúp cung cấp, vận chuyển hàng hóa một cách tối ưu nhất, từ nơi sản xuất đến với tay của người tiêu dùng.
Để có thể cạnh tranh một cách hiệu quả trong ngành này, hầu hết những công ty lớn nhỏ đều phải luôn tìm cách cải tiến cũng như quan tâm đến yếu tố về chất lượng, số lượng và quan trọng nhất là giá dịch vụ.
Nếu thực hiện tối ưu được trong khâu Logistics này, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được kha khá chi phí về vận chuyển. Từ đó giảm thiểu được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường và lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Nói chung, ngành Logistics này sẽ đảm bảo được vòng đời của một sản phẩm cũng như hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp để mang đến một hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung, Logistics sẽ là một khâu trung gian để di chuyển hàng hóa, bao gồm cả sản phẩm và dịch vụ đến được với tay của người tiêu dùng một cách chỉnh chu và hoàn hảo nhất.
Trong đó sẽ bao gồm những hoạt động về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý giám sát đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện giải quyết đơn hàng, quản trị tồn kho và hoạch định rõ ràng về cung cầu trên thị trường.
Ngoài ra, Logistics cũng sẽ đảm nhiệm luôn vai trò tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp, lập chi tiết kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Sau khi chúng ta đã hiểu được ngành Logistic là gì cũng như những hoạt động xoay quanh công việc này. Nhìn chung bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ được vận hành theo một quy trình nhất định, Logistic cũng không ngoại lệ.
Ở công đoạn này, sẽ bao gồm hoạt động tiếp nhận cũng như lưu trữ các nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp khác nhau. Đảm bảo được yếu tố đầu vào được cung ứng đến nhà sản xuất một cách tối ưu nhất về giá trị, thời gian và cả chi phí phục vụ.
Dòng dịch chuyển này luôn cần một sự giám sát nghiêm ngặt, với mục đích để việc sản xuất diễn ra một cách thuận lợi, với mức chi phí thấp nhất và mang lại rủi ro ít.
Đây sẽ bao gồm các hoạt động chẳng hạn như lưu trữ kho bãi, phân phối các sản phẩm đến với địa chỉ người nhận. Sao cho tối ưu nhất về địa điểm, thời gian và cả chi phí. Nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành phải chăng, đáp ứng được nhu cầu toàn diện và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Quá trình này sẽ bao gồm trong đó các hoạt động thu hồi những sản phẩm bị lỗi, phế phẩm hoặc phế liệu,… có phát sinh sau khi phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhằm mục đích tái sử dụng hoặc xử lý.
Cũng sẽ có khá nhiều bạn trẻ cảm thấy phân vân không biết nên lựa chọn ngành nào để theo đuổi. Vậy dưới đây sẽ là một số lý do chứng minh rằng bạn nên lựa chọn Logistics.
Hiện nay, việc buôn bán sản phẩm là một hoạt động không thể nào thiếu của xã hội. Dù cho thời thế và thị trường có thay đổi và biến động ra sao. Chính vì thế mà Logistics luôn là ngành nghề thuộc nhóm thiết yếu, kể cả trong đại dịch Covid-19. Có lẽ vì thế mà bạn sẽ không sợ thất nghiệp nếu lựa chọn công việc này, mà ngược lại còn có rất nhiều cơ hội rộng mở.
Hầu hết các đầu việc trong lĩnh vực vận tải này đều không có giờ giấc thật sự cố định như khi bạn làm việc tại văn phòng. Vì vậy, nếu bạn yêu thích một công việc linh hoạt về mặt thời gian và ít gò bó thì nên cân nhắc lựa chọn và theo đuổi ngành Logistics nhé!
Với Logistics kể cả khi bạn hoạt động tại Việt Nam thì vẫn có cơ hội tiếp xúc và tương tác với các đội ngũ người nước ngoài. Nhất là khi bạn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Chưa hết, ngành nghề Logistics này sẽ không bị giới hạn về mặt địa lý và kiến thức có thể áp dụng tại bất kỳ quốc gia nào. Nên bạn có thêm nhiều cơ hội cũng như điều kiện ra nước ngoài để thu thập kinh nghiệm.
Với những kiến thức cũng như thực tiễn mà sinh viên học được trên giảng đường, một học viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội về nghề nghiệp. Đặc biệt hơn là trong thời đại ngày càng phát triển và hội nhập như hiện nay.
Hầu hết ở các công ty về Logistics sẽ có tương đối nhiều vị trí cũng như công việc khác nhau. Bạn có thể công tác tại các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực Logistics, công ty xuất nhập khẩu, dịch vụ vận tải, giao nhận,…
Nếu hiện tại bạn chỉ mới ra trường và chưa có quá nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm ở các vị trí thường dao động trong khoảng 300$ đến 700$ tùy vào năng lực của bạn. Đây được xem là một mức lương khá ổn định so với mặt bằng chung hiện nay.
Theo khảo sát và nghiên cứu thì hiện nay nhân lực của các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực Logistics chủ yếu sẽ được đào tạo thông qua các hoạt động hằng ngày, con số này chiếm đến 80,26%.
Tiếp đó là 23,6% lao động tham gia vào những khóa đào tạo trong nước, 6,9% là thuê các chuyên gia nước ngoài về đào tạo cho nhân lực. Cuối cùng, 3,9% tham gia vào các khóa đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài.
Qua những thông số trên đây cũng góp phần chứng minh rằng nhân lực của ngành nghề này được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản còn tương đối ít ỏi so với tốc độ phát triển vượt bậc của lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, theo đánh giá một cách tổng quan, ngành Logistics là một trong những ngành được xếp vào mức lương “khủng” hiện nay. Tại Việt Nam, mức lương khởi điểm của một nhân viên sẽ rơi vào khoảng 6.000.000 – 7.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương trung bình của một vị quản lý Logistics là 3.000 – 4.000 USD/tháng và giám đốc sẽ là 5.000 – 7.000 USD/tháng.
Nguồn nhân lực của ngành này không hề ít, nhưng để tìm được nhân lực chất lượng và có thể đảm bảo được các vị trí chuyên môn thì là điều vô cùng khó khăn. Chính vì thế nếu muốn gia nhập thị trường trong lĩnh vực Logistic này, bạn cần không ngừng trau dồi và phát triển kỹ năng để không bị tụt hậu.
Như vậy, với những thông tin tổng quan nhất trên đây chắc hẳn bạn cũng đã biết được ngành Logistic là gì, vai trò cũng như cơ hội việc làm trong lĩnh vực này ở tương lai ra sao. Nếu cảm thấy yêu thích sự linh hoạt và khả năng thăng tiến của ngành nghề này, thì đừng ngần ngại theo đuổi, trau dồi và phát triển bản thân nhé!